CHỤP ẢNH DOANH NHÂN CHÂU THI ĐA

Bold Studio có cơ hội chụp ảnh cho một doanh nhân rất đặc biệt, một cô gái Khmer lặn lội từ An Giang tìm đến với chúng tôi để thực hiện bộ ảnh doanh nhân mà chị đã dự định từ lâu. Theo lời kể của chị Châu Thi Đa, lý do chị muốn chụp bộ ảnh này là để làm hình ảnh đại diện cho thương hiệu của chị.

Chị Đa cho biết trước đó đã chụp 2 bộ ảnh doanh nhân với 2 studio khác nhau ở An Giang, nhưng không ưng ý vì ảnh không được tự nhiên. Cho đến khi có người giới thiệu Bold Studio với chị, chị đã quyết định liên hệ và book lịch ngay. Do đang cần gấp nên chỉ trong vòng 1 ngày chị đã chuẩn bị xong những bộ trang phục Khmer rất đẹp, và chúng tôi đã tiến hành chụp liền sau đó.

Như thường lệ, sau khi chụp xong hai bên thường ngồi nói chuyện với nhau và xem lại bộ ảnh vừa chụp. Thật vui khi chị Đa khen ảnh đẹp vượt mong đợi, chị nói chị nhìn thấy chính bản thân mình trong bộ ảnh doanh nhân này. Không uổng công chị đã mất 3 lần đi chụp ảnh, và chị cảm thấy may mắn khi lần thứ 3 gặp được chúng tôi.

Không chỉ dừng lại ở một bộ ảnh doanh nhân, mà thường những câu chuyện sau đó luôn đi xa hơn. Bold Studio luôn có cảm hứng về những câu chuyện kinh doanh, về những khát vọng của những doanh nhân mà chúng tôi có may mắn được chụp ảnh cho họ. Sau khi chụp xong, hai bên đã trở thành những người bạn, và chúng tôi có cơ hội nghe về một câu chuyện rất đặc biệt.

Cô gái Khmer – Chọn lối đi khó

Là một người con gái Khmer, sinh ra và lớn lên ở vùng quê Tri Tôn, An Giang. Châu Thi Đa đã chứng kiến cuộc sống vất vả của ông nội. Cả đời ông gắn bó với cây thốt nốt, một cái nghề quá vất vả nhưng thu nhập thì lại rất eo hẹp. Không chỉ riêng ông nội, mà hầu hết người dân trong làng đều như vậy.

Để thu hoạch thốt nốt, người dân phải leo lên cây có chiều cao lên đến 30m. Trèo lên đến ngọn thì mới thu hoạch được nước và trái. Sau đó mang về chế biến thành đường, mứt, hoặc làm nước uống. Ai cũng biết thốt nốt rất tốt cho con người, một số kết quả nghiên cứu còn cho rằng hàm lượng khoáng chất trong đường thốt nốt cao gấp 60 lần đường cát trắng. Để có thể làm được loại đường chất lượng thì cây thốt nốt phải từ 70 đến 100 năm tuổi. Do đó người dân Khmer thường nói đời ông trồng thốt nốt để cho đời cháu thu hoạch.

Tuy nhiên, cuộc sống người dân Khmer gắn với cây thốt nốt thì lại luôn khó khăn. Những vụ tai nạn xảy ra khi trèo lên cây thốt nốt không phải là hiếm, thậm chí còn có người đã bỏ mạng vì trèo lên thân cây quá cao. Đó là lý do rất nhiều người trong làng đã bỏ nghề thốt nốt. Theo lời kể của chị Đa, hiện giờ người dân trong làng gắn bó với nghề thốt nốt còn rất ít.

Là một người con của dân tộc Khmer, gần gũi với cây thốt nốt suốt tuổi thơ của mình. Không biết từ khi nào chị Đa đã mang trong mình một ước mơ đưa sản phẩm từ thốt nốt đến với nhiều người, giúp người dân trong làng giữ được nghề, và từ từ cải thiện cuộc sống. Nhưng để xây dựng một thương hiệu, để khởi sự một công việc kinh doanh thì chưa bao giờ là dễ dàng. Không có kiến thức kinh doanh, chị đã mò mẫm nhưng không biết phải bắt đầu như thế nào. Lần mò tìm hiểu về kinh doanh trên Youtube, chị đã tìm được một trung tâm chuyên đào tạo về khởi nghiệp là Be Training. Thế là mỗi cuối tuần chị lặn lội bắt xe lên Sài Gòn học. Để trang trải chi phí đi học, mỗi lần như thế chị đều mang theo mình vài chục kg đường, mứt và nước thốt nốt để tranh thủ bán, vừa kiếm được tiền, lại vừa quảng bá cho sản phẩm thốt nốt từ miền quê Tri Tôn của chị.

Chị kể, để theo đuổi ước mơ này, chị đã phải thuyết phục những người dân trong làng kiên trì giữ nghề, đừng chặt thốt nốt để trồng cây khác. Chị đang liên hệ với Đại học An Giang nghiên cứu phương pháp thu hoạch thốt nốt an toàn. Chị cũng đang nghiên cứu phương pháp đóng chai tiệt trùng, để bảo quản sản phẩm được lâu mà không dùng đến hoá chất. Rất nhiều người bạn đã hỏi sao chị chọn con đường khó thế? Rồi khuyên chị nên làm lĩnh vực khác, vì làm thốt nốt không thành công được đâu. Chị nói càng khó thì chị càng muốn làm, nên chị thường bỏ ngoài tai những lời tiêu cực và tập trung vào công việc. Cứ nghĩ đến ông nội và dân làng cả đời cơ cực với cây thốt nốt là chị lại quyết tâm nhiều hơn.

Con đường của chị ở phía trước còn rất dài, còn rất nhiều khó khăn phải vượt qua. Để duy trì được nghề thốt nốt truyền thống, góp phần cải thiện cuộc sống cho dân làng, và nhất là xây dựng được một thương hiệu thốt nốt thành công. Tất cả đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng nghỉ, và phải là sự kiên trì, phấn đấu được tính bằng nhiều năm. Xin chúc chị chân cứng đá mềm, vượt qua mọi khó khăn để hiện thực hoá ước mơ của mình.

Không có thành công nào mà không đánh đổi. Không có vinh quang nào mà không xót xa.

Bold Studio

Người viết: Nhiếp ảnh gia Cường K

Chụp ảnh doanh nhân Châu Thi Đa

Chụp ảnh doanh nhân Châu Thi Đa

Chụp ảnh doanh nhân Châu Thi Đa

Chụp ảnh doanh nhân Châu Thi Đa

Chụp ảnh doanh nhân Châu Thi Đa

Chụp ảnh doanh nhân Châu Thi Đa

Chụp ảnh doanh nhân Châu Thi Đa

Chụp ảnh doanh nhân Châu Thi Đa

Chụp ảnh doanh nhân Châu Thi Đa

Chụp ảnh doanh nhân Châu Thi Đa

Chụp ảnh doanh nhân Châu Thi Đa

Cảm nhận của chị Châu Thi Đa sau khi chụp ảnh doanh nhân với Bold Studio

BÁO GIÁ CHỤP ẢNH DOANH NHÂN

Trả lời

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *